Một điểm dễ nhận thấy trên TV Plasma so với LCD là việc màn bảo vệ phía bên ngoài TV Plasma thường là kính hoặc các vật liệu trong, có độ bóng cao và dễ phản xạ ánh sáng. Trong khi với LCD, các nhà sản xuất sử dụng cả chất liệu mờ và không hề bị bóng dù có nguồn sáng phát trực diện với màn hình. Như vậy với một phòng có quá nhiều cửa sổ, thừa sáng, việc chọn lựa TV Plasma vẫn là quyết định không sai.
Một phòng chiếu quá nhiều ánh sáng có thể sử dụng được TV Plasma. Ảnh: Hometheater. |
Theo nhận xét từ tạp chí Home Theater, màn hình của TV Plasma thường có độ sáng không bằng với TV LCD và LED, tuy nhiên, không phải là quá tệ. Thực tế có nhiều model vẫn giữ được chất lượng hình khá tốt trong các điều kiện ánh sáng ở mức thấp đến trung bình và không phản xạ trực tiếp vào màn hình. Bởi vậy lời khuyên cho việc này là người dùng nên hạn chế ánh sáng bằng cách giảm bớt đèn chiều, thêm rèm để ngăn cản ánh sáng bên ngoài từ cửa sổ.
Điểm yếu lớn và dễ nhận thấy mà màn hình Plasma gặp phải là hiện tượng bị lóa và bóng hình do phản xạ ánh sáng từ môi trường phóng chiều, Home Theater chia sẻ. Với lượng ánh sáng vừa đủ, người xem có thể thấy được các vật thể ở trong phòng in bóng trên màn hình, ở các khung cảnh tối hoặc đen trên phim. Thực tế hiện tượng này gặp phải là do TV Plasma sử dụng loại màn bảo vệ dạng gương hoặc kính chứ không phải do màn Plasma bên trong.
Đối với TV LCD, ở các model LCD truyền thống thì lớp bảo vệ mờ trên màn hình mới được sử dụng. Còn với hầu hết các model cao cấp hiện nay như LED, hiện tượng bóng hình giống TV Plasma vẫn xảy ra. Bởi thực tế để thể hiện hình ảnh một cách tốt nhất cũng như độ sâu đen, màn hình LCD và LED phải sử dụng lớp kính trong thay cho chât liệu mờ. Hiện tượng mờ và lóa hình đều có thể gặp phải ở cả Plasma lẫn LCD.
Tại CES năm nay, LG đã trình diễn loại TV Plasma hiếm hoi sử dụng màn hình mờ chống lóa mang tên mã PM9700. Ngoài ra để hạn chế hiện tượng bóng thì người dùng có thể tìm cách đặt màn hình TV không trực diện với các nguồn sáng mạnh.
VT30 là một lựa chọn hoàn hảo với người muốn sở hữu TV Plasma. Ảnh: Areadvd. |
Với một phòng chiếu có quá nhiều ánh sáng và có đòi hỏi cao về chất lượng hình ảnh HD, Panasonic VT30 là một lựa chọn hoàn hảo. Model này có khả năng thể hiện 24 khung hình mỗi giây với các phím Blu-ray ở 96KHz, nhờ vậy hình ảnh trở nên mượt và sâu hơn. Tuy nhiên nếu tiết kiệm chi phí, người chơi có thể chuyển xuống model đời thấp hơn ST30, vẫn có 3D nhưng đã lược bỏ chứng chỉ THX và ISF.
Other news